Chuyến tu nghiệp với 6 trung tâm IVF tầm cỡ tại Nhật Bản đã mang về câu chuyện với nhiều kỷ niệm khó quên cho các bác sĩ (BS), chuyên viên IVF Phương Châu.
Hình 1. Các Bác sĩ, chuyên viên IVF Phương Châu và các Trung tâm IVF hàng đầu Nhật Bản đã có chuyến cộng tác làm việc tốt đẹp và hiệu quả tại đất nước mặt trời mọc
Ấn tượng về chuyến tu nghiệp tại Nhật của BS.CKI.Nguyễn Thị Xuân Yến – Trưởng Lab – Phó Đơn vị Hỗ trợ Sinh sản IVF Phương Châu chia sẻ:
“Một cơ hội tu nghiệp hiếm có tại 6 trung tâm hàng đầu về IVF – Nhật Bản, làm việc cùng các chuyên gia đầu ngành, với một BS trẻ của Việt Nam là may mắn từ nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân. Do vậy, chúng tôi luôn bắt đầu mỗi ngày tại đất nước mặt trời mọc bằng sự cố gắng và tập trung cao độ, trân trọng từng cơ hội được chiêm nghiệm, học hỏi và tiếp nhận những kỹ thuật hiện đại (*2), kinh nghiệm dày dặn từ những người đồng nghiệp, chuyên gia đầu ngành đáng quý.”
Hình 2. BS.CKI.Nguyễn Thị Xuân Yến – Trưởng Lab – Phó Đơn vị Hỗ trợ Sinh sản IVF Phương Châu đang thực hiện đánh giá phôi nang
Kỹ thuật Lab chính là “trái tim” của một trung tâm hỗ trợ sinh sản (điều trị hiếm muộn), góp phần quan trọng nâng cao tỷ lệ thành công cho một chu kỳ IVF. Cùng tham gia chuyến tu nghiệp, hợp tác Việt-Nhật lần này còn có ThS. Diệp Văn Minh – Chuyên viên phôi học, Đơn vị Hỗ trợ Sinh sản IVF Phương Châu.
Bằng niềm đam mê và sự chuẩn bị kiến thức, kỹ năng chuyên ngành vững vàng là hành trang để thành viên IVF Phương Châu hoàn thành sứ mệnh trọng đại của mình. Hành trình khắc tên “IVF Phương Châu” thành công tốt đẹp với chứng chỉ đào tạo cùng sự công nhận và đánh giá tốt đẹp từ các chuyên gia Nhật Bản dành cho BS và nhân viên Phương Châu.
Hình 3. Các thành viên IVF Phương Châu đang thực hiện kỹ thuật trữ – rã phôi nang trong chuyến tu nghiệp tại Nhật Bản
Trở về sau cơ hội tuyệt vời này, các thành viên nhanh chóng chia sẻ kiến thức, kỹ thuật tiếp thu được từ Nhật bằng văn hóa đào tạo nội bộ liên tục của IVF Phương Châu. Để hoàn thiện dự án hợp tác Việt-Nhật và quyết tâm chinh phục mục tiêu gần nhất là đạt chứng nhận chất lượng RTAC (*3)
Hình 4. Một kỹ thuật lab của IVF, đó là kiểm tra tinh trùng bằng hệ thống phân tích SMAS cũng được đôi bên thao tác tại các trung tâm IVF Nhật Bản
Có hai giá trị là nguồn nuôi dưỡng đam mê mãnh liệt trong mỗi người chọn gắn bó với chuyên ngành hỗ trợ sinh sản. Đó là nỗi khao khát mong con của các gia đình hiếm muộn cùng sự lan tỏa yêu nghề từ những người đồng nghiệp. Cảm nhận hạnh phúc thật đặc biệt sau mỗi chu kỳ IVF thành công khiến họ không thể nào quên. Rồi lại tiếp tục với hàng ngàn chu kỳ khác đang đợi mình. Cứ như thế, tự lúc nào, niềm vui và cuộc sống của họ không thể rời xa sứ mệnh thiêng liêng này được nữa.
(*1) 6 Trung tâm IVF hàng đầu Nhật Bản với những thế mạnh đặc trưng, mang lại nhiều trải nghiệm mới mẻ và thú vị trong phát triển các kỹ thuật hiếm muộn tại PC:
Đó là 02 Trung tâm IVF của Tập đoàn Y tế KISHOKAI:
1. TT IVF Royal Bell Clinic
2. TT Flower Bell Art Clinic
Và 04 trung tâm IVF lớn khác tại Nhật Bản:
3. Trung tâm IVF của Đại học Nagoya
4. TT HORAC IVF GRAND FRONT
5. TT IVF Osaka Clinic
6. TT IVF Namba Clinic
Hình 5. Những bức ảnh lưu niệm ghi lại những khoảnh khắc ý nghĩa của đoàn thành viên IVF Phương Châu và các cộng sự Nhật Bản
(*2) Các kỹ thuật mới được trao đổi, trải nghiệm trên thao tác nền tảng chuyên môn của đôi bên:
– Phác đồ kích thích buồng trứng cho bệnh nhân lớn tuổi, nhằm tăng chất lượng trứng
– PIEZO ICSI, chuyển ti thể
Các kỹ thuật được trao đổi chuyên sâu, tìm điểm giao thoa tinh hoa y khoa Việt – Nhật, Phương Châu – Kishokai để áp dụng hiệu quả hơn tại IVF Phương Châu gồm:
– ICSI,
– Chuyển đơn phôi (Single Embryo Tranfer) với phôi ngày 5,
– IVM (In-vitro Maturation) là một thủ thuật thụ tinh nhân tạo bằng phương pháp trưởng thành trứng trong ống nghiệm, tương tự IVF (In Vitro Fertilisation), nhưng quá trình ban đầu là không giống nhau.
– Sinh thiết phôi
Hình 6. Thành viên IVF Phương Châu đang tiếp cận và thực hiện kỹ thuật trữ – rã phôi nang theo tiêu chuẩn Lab IVF Nhật Bản
(*3) Chứng nhận RTAC là quy chuẩn chung trong quản trị và thúc đẩy nâng cao chất lượng dành cho các Đơn vị Hỗ trợ sinh sản. Chứng nhận RTAC được xây dựng và thẩm định bởi Ủy ban Chứng nhận chất lượng về Kỹ thuật sinh sản (Reproductive Technology Accreditation Committee – RTAC) thuộc Hiệp hội Sinh sản Úc (Fertility Society of Australia – FSA).
Chứng nhận RTAC bao gồm 14 tiêu chuẩn thiết yếu và 5 tiêu chuẩn về thực hành tốt. Bộ tiêu chuẩn tập trung về các vấn đề chính như đảm bảo quyền lợi và an toàn của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị; nhận diện và tránh nhầm lẫn bệnh nhân; xây dựng hệ thống quản trị chất lượng-quản trị nguy cơ; quan tâm về tuyển dụng và đào tạo nhân sự; quản trị thiết bị; quản trị dược, tiếp nhận và phản hồi góp ý của bệnh nhân, nhân viên; xử trí các trường hợp biến chứng, cấp cứu; quản lý số liệu trong điều trị…
Điều trị tại các Đơn vị Hỗ trợ sinh sản đạt tiêu chuẩn RTAC, người bệnh có thể an tâm rằng:
– Tỉ lệ thành công được duy trì cao và ổn định
– Tất cả các khâu trong quá trình điều trị được thực hiện theo quy trình chuẩn
– Các biến cố bất lợi như quá kích buồng trứng, đa thai luôn được kiểm soát
– Nhân viên y tế được cập nhật kiến thức thường xuyên và đào tạo chuyên môn liên tục
– Các phản hồi của bệnh nhân trong quá trình điều trị luôn được lắng nghe và xử trí thỏa đáng
Nguồn : Từ BV Phương Châu